Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Công Nghệ
Châu Á thiếu tàu chuyên dụng để lắp đặt điện gió xa bờ
Các nước châu Á dựa vào các trang trại điện gió ở ngoài khơi để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch nhưng họ đang đối mặt với tình trạng thiếu tàu chuyên dụng để lắp đặt các tuốc-bin khổng lồ trên biển.

Các chuyên gia hàng hải cho biết khi các nước bước vào cuộc chạy đua phát triển năng lượng gió trong thập niên tới, các công ty đóng tàu không thể sản xuất các tàu lắp đặt tuốc-bin đủ nhanh để theo kịp nhu cầu. Tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi các cánh quạt của tuốc-bin điện gió ngày càng thiết kế dài hơn và cần những con tàu lớn hơn để xử lý chúng.

Sean Lee, Giám đốc điều hành của Công ty đóng tàu Marco Polo Marine (Singapore), nói: “Nhu cầu tàu chuyên dụng phục vụ cho các dự án điện gió xa bờ ở Đài Loan và Hàn Quốc sẽ tăng cao. Ngày càng có nhiều dự án mới xuất hiện bao gồm một loạt dự án ở Nhật Bản sẽ triển khai từ năm 2028”.

Lắp đặt tuốc-bin dưới đáy biển là một quy trình phức tạp, đòi hỏi một số loại tàu được thiết kế đặc biệt cho công việc. Các tàu lắp đặt tuốc-bin phải được trang bị những cần cẩu khổng lồ, có khả năng nâng các vật nặng có trọng lượng tương đương những cây củ tùng đại thụ (một trong những loài thực vật sống lâu đời nhất trên thế giới). Trong khi đó, các tàu dịch vụ điện gió, hay còn gọi là tàu CSOV, phải có cầu tàu (lối đi từ boong lái đến mũi tàu) có thể điều chỉnh, cho phép các kỹ thuật viên tiếp cận các cánh của tuốc-bin gió. Tàu CSOV được thiết kế để chuyên chở công nhân, thiết bị phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng các tuốc-bin gió ngoài khơi.

Ngoại trừ Trung Quốc, hiện chỉ có khoảng 10 tàu lắp đặt tuốc-bin và vài chục tàu CSOV đang hoạt động trên toàn thế giới, theo hãng môi giới tàu biển Clarksons. Theo ước tính của Clarksons, đến năm 2030, nhu cầu đối với tàu lắp đặt tuốc-bin sẽ vượt quá nguồn cung khoảng 15 tàu, trong khi chênh lệch giữa cầu và cung đối với tàu CSOV sẽ tăng lên hơn 145 tàu từ 30 tàu hiện tại.

Theo Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Trung Quốc có 84 tàu lắp đặt tuốc-bin gió. Nhưng phần lớn trong số đó chỉ có thể xử lý các tuốc-bin nhỏ. Nhiều tàu lắp đặt tuốc-bin của Trung Quốc được hoán cải từ các tàu dịch vụ dầu khí, vì vậy, không có khả năng đáp ứng các thông số kỹ thuật ở châu Âu hoặc các nơi khác ở châu Á.

Thị trường lắp đặt điện gió nổi xa bờ (dựa vào cấu trúc nổi thay vì cấu trúc cố định) trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng tích lũy lên 27,6 GW vào năm 2035 từ mức chỉ 0,1 GW hiện tại, theo dự báo BloombergNEF. Con đó cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc nhưng lĩnh vực này phải giải quyết các vấn đề chuỗi cung ứng và các vấn đề khác.

Luisa Amorim, nhà phân tích tại BNEF, nói: “Nếu việc đầu tư mới vào các tàu lắp đặt điện gió xa bờ bị trì hoãn, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ phát triển các trang trại điện gió trên toàn cầu. Nguồn cung tàu hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu về tàu lắp đặt tuốc-bin gió xa bờ và nền móng cố định dưới đáy biển”.

Sự thiếu hụt tàu hỗ trợ các dự án điện gió sẽ tác động lớn đến châu Á vì GWEC dự đoán lục địa này sẽ vượt châu Âu để trở thành khu vực có nhiều công trình điện gió xa bờ mới nhất cho đến năm 2026. Việc thiếu tàu có thể cản trở nỗ lực của các nước nhằm đa dạng hóa khỏi các nhiên liệu hóa thạch.

Bahzad Ayoub, nhà phân tích cấp cao của Công ty tư vấn năng lượng Westwood Global Energy Group, nói: “Khả năng thiếu tàu hỗ trợ lắp đặt điện gió xa bờ có thể xảy ra từ năm 2025 cho đến cuối thập niên này khi nhiều nước bắt đầu triển khai các trang trại gió xa bờ của họ để đáp ứng các mục tiêu quốc gia vào năm 2030”.

Theo Sean Lee, Giám đốc điều hành của Marco Polo Marine, nhiều tàu lắp đặt tuốc-bin hiện có đã được triển khai tới châu Âu. Ông nói để lấp đầy khoảng trống ở châu Á, các tàu kéo và tàu hỗ trợ đang phục vụ các giàn khoan dầu ở Đông Nam Á đang được hoán cải để phục vụ các dự án điện gió xa bờ.

Nhưng sử dụng tàu dịch vụ dầu khí không phải là một giải pháp lâu dài và đội tàu được hoán cải chức năng hiện tại có thể sớm trở nên lỗi thời khi kích thước tuốc-bin tăng lên gần bằng chiều cao của Tháp Eiffel.

Dự án điện gió nổi xa bờ lớn nhất thế giới ở Na Uy sử dụng các tuốc-bin có đường kính cánh quạt hơn 160 mét. Khi công nghệ tiến bộ, các trang trại điện gió xa bờ trong tương lai có thể sử dụng các tuốc-bin có đường kính cánh quạt dài đến 275 mét vào năm 2030, theo GWEC.

Nhà phân tích Bahzad Ayoub cho biết các tuốc-bin lớn hơn có nghĩa là chiều cao nâng cần thiết và công suất của các cần cẩu của tàu lắp đặt tuốc-bin phải tăng lên.

Các công ty đóng tàu đang chạy đua để lấp đầy khoảng trống. Marco Polo Marine sẽ đóng một tàu CSOV, sẽ được Vestas Wind Systems, nhà sản xuất và lắp đặt tuốc-bin điện gió của Đan Mạch, thuê để phục vụ dự án điện gió xa bờ tại Đài Loan. Cadeler, công ty dịch vụ điện gió xa bờ của Đan Mạch, đã đặt hàng bốn tàu lắp đặt tuốc-bin cho giai đoạn 2024-2026 từ Cosco Heavy Industries (Trung Quốc). Trong khi đó, Maersk Supply Service đã đặt đóng một tàu lắp đặt tuốc-bin từ Sembcorp Marine để giao cho Mỹ vào năm 2025.
DanQuyen.com (Theo thesaigontimes.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ 'đội giá' lên đến 21.000 USD ở Mỹ (25-04-2024)
    Ông Biden ký luật yêu cầu TikTok thoái vốn ở Mỹ, chuyện gì tiếp theo? (25-04-2024)
    Các nhà khoa học Mỹ phát minh robot có khả năng tái hiện vẻ mặt con người (24-04-2024)
    Huawei 'tung đòn', Apple thêm đau đầu ở Trung Quốc (19-04-2024)
    Ứng dụng công nghệ thông minh để phát triển du lịch bền vững (19-04-2024)
    Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội (19-04-2024)
    Người dùng Việt Nam đã gửi được ảnh chất lượng cao HD qua Messenger (10-04-2024)
    Viettel và VNPT chi hơn 10.000 tỷ để trúng đấu giá băng tần 5G (08-04-2024)
    Khách hàng chuộng xe điện giá rẻ, không đặt nặng phạm vi hoạt động (08-04-2024)
    Truyền thông Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong lĩnh vực R&D (08-04-2024)
    Vì sao người Thái không thích xe máy Honda? (08-04-2024)
    Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ (03-04-2024)
    Cục An toàn thông tin vào cuộc hỗ trợ PVOIL bị tấn công mã hóa dữ liệu (02-04-2024)
    PVOIL bị tấn công mạng, Tổng cục Thuế đóng cổng kết nối (02-04-2024)
    Cẩn trọng khi sử dụng mạng wifi miễn phí nơi công cộng (31-03-2024)
    Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn (24-03-2024)
    Bản cập nhật Windows 11 mới có thể làm hư máy tính của bạn (19-03-2024)
    Người dân cần làm gì khi dữ liệu cá nhân bị rò rỉ? (14-03-2024)
    Trung Quốc phản ứng gắt với Mỹ về vụ TikTok (14-03-2024)
    Hé lộ thiết kế của Hyundai Palisade thế hệ mới (12-03-2024)

Các bài viết cũ:
    LƯU Ý: Phát hiện mã cực độc trên điện thoại thông minh (02-02-2023)
    ChatGPT – 'Nhà thông thái' giải đáp 10 vạn câu hỏi hay 'kẻ nói dối'? (01-02-2023)
    Internet Việt Nam đi quốc tế 'lờ đờ' vì hỏng 4 tuyến cáp quang biển (31-01-2023)
    Apple sẽ không ra mắt chiếc iPhone này vào năm 2024? (30-01-2023)
    Nhân viên cũ tố Facebook âm thầm hút cạn pin điện thoại (30-01-2023)
    4/5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang gặp sự cố (30-01-2023)
    Mỹ và EU 'bắt tay' hợp tác phát triển mô hình AI (28-01-2023)
    Tiêu dùng trực tuyến lên ngôi (28-01-2023)
    BuzzFeed sẽ là tòa soạn tiếp theo sử dụng nội dung do AI tạo ra (27-01-2023)
    Kia và Hyundai bị kiện vì ôtô quá dễ bị trộm (27-01-2023)
    Điểm trừ của camera trên iPhone 14 Pro (27-01-2023)
    Quảng cáo công nghệ tự lái của Tesla thực tế là dàn dựng (20-01-2023)
    Apple phát triển kính thực tế hỗn hợp giá mềm hơn (20-01-2023)
    Whatsapp bị phạt 5,5 triệu Euro do vi phạm bảo mật (20-01-2023)
    Góc khuất của ứng dụng ChatGPT (20-01-2023)
    Phát hiện hàng loạt lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng mới (16-01-2023)
    Cẩn trọng với iPhone 14 giả kích hoạt online (16-01-2023)
    Big Tech ngừng mơ lớn (16-01-2023)
    Pháp phạt TikTok 5,4 triệu USD do vi phạm quy định liên quan đến 'cookies' (13-01-2023)
    Twitter sao chép TikTok (11-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152798636.